HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH LÔ THỊ YẾN

Hành Trình Khám Phá Ẩm Thực Vùng Cao Tây Bắc Phần 1- Rượu men lá Lai Châu

  • 30-10-2023
  • 179
Trong các bữa tiệc vui, rượu men lá Lai Châu là món thức uống không thể thiếu, nó đã chinh phục được cả những người “sành” rượu nhất. Công thức tạo ra rượu men lá vô cùng công phu và tỷ mĩ, nó là sự kết hợp của các loại cây, lá gia truyền nên hương vị cay cay thanh thanh vô cùng thơm ngon.

RƯỢU MEN LÁ LAI CHÂU- HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CỘI NGUỒN CỦA HƯƠNG VỊ DÂN DÃ

Chắc hẳn với những ai yêu thích vùng đất Lai Châu thì không còn xa lạ gì với rượu men lá. Loại rượu này được chính bà con dân tộc nơi đây tự tay chưng cất dành để phục vụ trong gia đình mình hay là với những ai đến thăm quan vùng đất này. Trong các bữa tiệc vui, rượu men lá Lai Châu là món thức uống không thể thiếu, nó đã chinh phục được cả những người “sành” rượu nhất. Công thức tạo ra rượu men lá vô cùng công phu và tỷ mĩ, nó là sự kết hợp của các loại cây, lá gia truyền nên hương vị cay cay thanh thanh vô cùng thơm ngon.

Có lẽ rượu men lá thơm ngon như thế là còn bởi nguồn nước ngâm rượu là từ các khe, suối, vách đá cao quả một món quà quý giá của tự nhiên. Loại rượu lá men Lai Châu chính là một nét đẹp truyền thống của các gia đình đồng bào dân tộc Mông bảo tồn và truyền từ các đời đến tận hiện nay, đã tạo lên hương vị thơm ngon, êm dịu đặc trưng vô cùng khó quên của thứ rượu men lá quý hiếm này.

>> Hướng dẫn cách ngâm rượu cao ngựa bạch thơm ngon.

lai châu
Dân làng Lai Châu đang uống rượu

RƯỢU MEN LÁ LAI CHÂU- QUY TRÌNH CHẾ BIẾN TỈ MỈ VÀ CÔNG PHU

Chia sẻ về cách nấu rượu men lá, bà con vùng núi Lai Châu cho biết, yêu cầu quan trọng là men lá phải chuẩn, gạo khô, sạch, không có mùi mốc. Men lá được được bà con tự làm, nguyên liệu lấy từ các loại lá cây dược liệu trên rừng Sau khi được nghiền hoặc giã nhỏ, lá cây dược liệu được đem trộn với bột gạo nếp rồi nặn thành bánh. Đem ủ bánh men lá trong 3 ngày như ủ rượu cho dậy mùi, sau đó mang ra xiên thành từng xiên, treo trong nhà cho khô.

Sau 15 – 20 ngày mới có thể dùng bánh men lá nấu thành rượu. Khi nấu cơm, phải đảm bảo cơm chín, không được khô hoặc nhão quá. Nếu cơm nấu khô thì men sẽ không ngấm được và sản lượng không đạt, còn nếu nhão sẽ làm rượu bị chua. Cơm chín, cần dỡ cơm ra để nguội, sau đó rắc men đã được giã nhỏ và trộn đều, mang đi ủ ở nhiệt độ từ 25 – 30oC.

Chú ý với rượu men lá bắt buộc phải ủ trong bao tải mới lên men được. Cũng theo lời bà con lâu năm trong nghề làm rượu men lá cho biết , khác với một số loại rượu gạo thông thường, rượu men lá đòi hỏi phải ủ và nấu cầu kỳ hơn. Rượu men lá cũng có hương vị thơm ngon, dễ uống, uống êm hơn và đặc biệt không bị đau đầu.Vào mùa hè, do nhiệt độ cao nên nấu rượu dễ bị hỏng, còn mùa đông thì lại khó lên men do thời tiết lạnh. Do đó, phải luôn đảm bảo nhiệt độ thích hợp để rượu có được hương vị thơm ngon nhất.

Nồi rượu men lá bốc cháy nghi ngút